Autoren-Bilder

Sylvia Boorstein

Autor von Buddha oder die Lust am Alltäglichen

13+ Werke 1,258 Mitglieder 16 Rezensionen Lieblingsautor von 2 Lesern

Über den Autor

Sylvia Boorstein is a cofounding teacher at Spirit Rock Meditation Center in Woodacre, California, and a senior teacher at the Insight Meditation Society in Barre, Massachusetts.

Werke von Sylvia Boorstein

Zugehörige Werke

12 Steps on Buddha's Path: Bill, Buddha, and We (2006) — Vorwort — 64 Exemplare
Blossoms of the Dharma: Living as a Buddhist Nun (1999) — Vorwort, einige Ausgaben32 Exemplare
Transpersonal Psychotherapy (1980) — Mitwirkender, einige Ausgaben28 Exemplare

Getagged

Wissenswertes

Mitglieder

Rezensionen

Graceful, clear user-friendly instructions for mindfulness.
 
Gekennzeichnet
PendleHillLibrary | 4 weitere Rezensionen | Mar 14, 2024 |
On Being a Faithful Jew and a Passionate Buddhist
 
Gekennzeichnet
phoenixlibrary2023 | 2 weitere Rezensionen | Feb 22, 2024 |
Xin chia sẻ một số ghi chú hay từ cuốn sách:
- Tôi đã từng hiểu lầm điểm này, khi mới bắt đầu tu tập, tôi cứ đinh ninh rằng nếu tôi công phu thiền tập cho đúng mức, mọi đớn đau của tôi sẽ biến mất. Đó là một lầm lẫn lớn. Tôi rất thất vọng khi khám phá ra sự sai lầm ấy và cũng hơi xấu hổ vì sự ngây thơ của mình. Rõ ràng là ta sẽ không bao giờ có thể chấm dứt hết những đớn đau trong cuộc đời này.
- Chân đế thứ hai giải thích, khổ đau có mặt khi ta chống cự lại với những kinh nghiệm của cuộc sống, thay vì biết mở rộng ra và tiếp nhận chúng với một sự trong sáng và từ ái.
Hiểu được điều này, ta sẽ thấy rằng giữa đau đớn và khổ não, có một sự khác biệt rất lớn. Đau đớn thì không thể né tránh được, sự sống đi kèm với đau đớn. Nhưng khổ thì không bắt buộc. Nếu khổ là những gì xảy ra khi ta vùng vẫy chống cự lại những kinh nghiệm của mình, vì thiếu khả năng tiếp nhận, thì khổ là một điều dư thừa, không cần thiết.
- Một yếu tố chủ yếu trong sự tu tập của đạo Phật được gọi là chánh kiến. Chánh kiến có nghĩa là thấy biết và nhận hiểu một cách chân chánh. Một khía cạnh của chánh kiến là ý thức được rõ rệt mục đích của con đường tu tập chánh niệm. Nhưng thật ra, bước chân của tôi vào con đường tu tập chánh niệm đã được hoàn toàn thúc đẩy bởi tà kiến, tức một cái thấy sai lầm. Tôi đã tưởng rằng nếu công phu tu tập đúng mức, tôi sẽ không còn kinh nghiệm đớn đau nữa. Lẽ dĩ nhiên, cái thấy biết đó rất sai lầm. Không thể nào khi ta vẫn còn mang thân này, sống trong cuộc đời này, mà lại tránh khỏi được sự đau đớn.
- Đức Phật dạy rằng, chấm dứt khổ đau là chuyện có thể được. Ngài dạy, chúng ta có thể tu tập chuyển hoá tâm mình, giữ cho nó được trong sáng và rộng lớn, để mọi kinh nghiệm của ta đến và đi trong một đại dương bao la của tuệ giác. Khổ đau và an lạc sẽ đến rồi đi, thoả mãn và thất vọng sẽ đến rồi đi, và tâm ta vẫn giữ được sự tĩnh lặng muôn thuở của nó. Ý thức được rằng ta không cần phải được thoả mãn mới có hạnh phúc, là một tự do rất lớn.
- Khi chúng ta thật sự hiểu rằng bất cứ một việc gì rồi cũng thay đổi, ta sẽ có được một cái nhìn sáng suốt hơn đối với những biến cố xảy ra trong đời mình. Giả sử như khi gặp một hoàn cảnh khổ đau nào ta không thể thay đổi được, ít nhất ta cũng có một niềm tin là nỗi đau ấy sẽ không kéo dài mãi mãi. Nhiều khi, chính cái ý nghĩ cho rằng nỗi đau sẽ không bao giờ chấm dứt đã khiến ta không thể chịu đựng nổi. Khi an ủi những ai đang chịu tang, người ta thường nói: "Thời gian sẽ chữa lành tất cả.", nhưng người nghe khó có thể tin được việc ấy. Trong cơn đau, chuyện ấy thấy mơ hồ quá.
Chánh kiến có nghĩa là ta cảm thấy khổ đau nhưng vẫn nhớ rằng nỗi đau nào cũng có một giới hạn, và từ đó ta tìm được an ủi. Và, khi mọi việc là hạnh phúc, ngay cả cực kỳ hạnh phúc, ý thức về vô thường sẽ không làm giảm bớt niềm vui của ta, mà thật ra còn làm tăng trưởng nó thêm nữa.
- Suy nghĩ chân chánh, tức chánh tư duy là những gì phát huy trong tâm thức khi chúng ta hiểu rằng mình có sự tự do chọn lựa. Sự sống lúc nào cũng sẽ khai mở theo đường lối của nó: dễ chịu hoặc khó khăn, thất vọng hoặc vui tươi, biết trước hoặc bất ngờ, ... hoặc tất cả những cái vừa kể! Hạnh phúc biết bao khi biết rằng, bất cứ một làn sóng nào từ biển khơi xô đến ta cũng có thể vui vẻ cưỡi lên nó được. Nếu thiện nghệ hơn một chút, ta có thể như những người cưỡi ván lướt sóng chuyên nghiệp, mừng vui mỗi khi gặp được những cơn sóng to.
- Tôi bất mãn nhất là mỗi khi nghe ai nói: "Ngày nào tôi vẫn còn sống, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho người đó!" Tôi tự nghĩ: "Thật tội nghiệp cho cô ta. Cô đã bị người kia làm đau khổ, và bây giờ cô còn định ôm giữ nỗi đau ấy mãi bằng cách tôn thờ nó trong ký ức."
- Tại thành phố Alexander Valley tại California nơi tôi cư ngụ, ở một tiệm hàng có một bảng hiệu ghi: "Tự do không phải là quyền cho phép bạn làm bất cứ việc gì bạn muốn, mà là để làm những gì bạn nên làm."
- Tôi rất thích dạy cho người ta hiểu là nếu ta truyền đạt thông điệp của mình mà không nổi giận, ta sẽ có thể nói bất cứ một điều gì mà ta muốn cho bất cứ một ai trên thế giới này, mà vẫn có thể nhấn mạnh được quan điểm của mình, và cảm thấy được lắng nghe. Thông điệp ấy có thể nói lên sự thật là ta đã hoặc đang cảm thấy tức giận, nhưng không nhất thiết nó phải là một sự biểu lộ của cơn giận ấy!
Trong bộ Vinaya, tức những giới luật và uy nghi của bậc xuất gia, Đức Phật có để lại những lời hướng dẫn sau đây cho việc biểu lộ cơn giận. Ngài nói: "Trước khi khiển trách một người nào, ta nên suy ngẫm những điều này... Lời nói phải hợp thời, hợp lúc. Lời nói phải chân thật, không dối trá. Lời nói phải vì lợi ích của người ấy, không phải để gây sự mất mát. Lời nói phải ôn hoà, không được gay gắt. Lời nói phải vì từ bi, không phải vì giận dữ.
- Một khi chúng ta thấy được tâm phiền não chỉ là những năng lượng, ta sẽ có thể đối phó với chúng khôn khéo hơn. Chúng ta có thể ghi nhận chúng, tìm hiểu chúng, có những quyết định cân nhắc về chúng, và từ đó ta có thể hành động khôn ngoan hơn. Ta sẽ không còn cảm thấy bị chúng đàn áp và tấn công nữa. Mỗi khi tôi bị áp đảo bởi một năng lượng nào của tâm, tôi có cảm tưởng như là có một bàn tay khổng lồ không biết từ đâu, bắt lấy tâm ý tôi, và nắm lắc nó một cách thô bạo.
- Nếu bạn vẫn còn sợ hãi, điều ấy không có gì là xấu hổ hết. Chúng ta có thể làm một người lớn mà vẫn còn có những nỗi sợ. Chúng ta chia sẻ những nỗi sợ sâu kín của mình với những người thân thiết nhất - thường thì đó là một vị thầy, một nhà tâm lý trị liệu. Nếu chúng ta thật sự may mắn, người ấy cũng chính là người bạn đời của ta. Những nỗi sợ hãi khi được nói to lên sẽ không bao giờ còn đáng sợ như khi ta dấu kín nó. Tôi lớn tuổi đủ để chính mình được nghe tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt nói ra câu bất hủ: "Chúng ta không có gì để sợ, trừ chính cái sợ ấy". Tôi nghĩ ông nói đúng.
- Chúng ta biết việc gì rồi cũng sẽ đổi khác, cái gì rồi cũng sẽ qua. Nhưng trong cuộc sống, đôi khi ta lại quên việc ấy, nhất là khi bị bối rối. Buồn rầu làm ta bối rối, mất mát và muộn phiền làm ta sợ hãi. Nếu chúng ta có thể giữ cho tâm mình được trong sáng một chút thôi, và ý thức được rằng cái gì cũng chỉ là tạm thời, ta sẽ có thể đối diện với những hoàn cảnh phức tạp, khó khăn bằng một thái độ ung dung, tự tại hơn.
… (mehr)
 
Gekennzeichnet
viethungnguyen | 1 weitere Rezension | Dec 7, 2020 |
Aside from some unsettling remarks about Israel that I can tentatively attribute to ignorance, I found this book full of wisdom and useful commentary on the nature of Buddhism and religion in the modern world.
 
Gekennzeichnet
robinmusubi | 2 weitere Rezensionen | Jun 5, 2020 |

Dir gefällt vielleicht auch

Nahestehende Autoren

Statistikseite

Werke
13
Auch von
4
Mitglieder
1,258
Beliebtheit
#20,397
Bewertung
4.0
Rezensionen
16
ISBNs
40
Sprachen
4
Favoriten
2

Diagramme & Grafiken